[Thế giới-Petrotimes] - Bài cuối: "Đại chiến châu Âu" ở Crimea và Sevastopol

(PetroTimes) - Crimea (Crưm) và Sevastopol đã về với nước Nga sau cuộc trưng cầu dân ý trong tháng 3/2014. Người ta vẫn gọi đây là sự "trở về với đất mẹ", vì trong lịch sử, vùng đất này là của nước Nga, của người Nga. Đã có lúc đại chiến châu Âu diễn ra ở Crimea. Có thể nói Crimea là một phần lịch sử của nước Nga. Đó là lý do vì sao Nga đã không từ bỏ cơ hội của mình để đưa vùng đất này từ Ukraine quay trở về.

Chiến trường biển Ban Tích

Những trận đánh ở Krym được nói đến nhiều, trong khi chiến cuộc trên biển Ban Tích thường ít được nhắc tới mặc dầu xảy ra gần thủ đô Nga Sankt Peterburg. Lúc đầu các phe tham chiến bị lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Hải quân Nga tuy kém lực lượng nhưng lại đóng trú quanh những khu phòng thủ kiên cố như đồn Kronstadt. Bên kia thì Đề đốc Anh là Charles Napier và Đề đốc Pháp là Parseval-Deschènes lại ngại tấn công, và chỉ có thể ngăn chặn các tàu buôn Nga và công kích các đồn phòng thủ nhỏ của Nga dọc bờ biển Phần Lan. Anh-Pháp tấn công và tiêu diệt đồn Bomarsund và Slava nhưng ở các đồn khác lại bị đánh bật ra.


Binh sỹ Hạm đội biển đen của Nga đóng tại Sevastopol.

Trong những đợt tấn công này, quân Anh đốt phá hai vùng Oulu và Raahe và bị thế giới lên tiếng phản đối. Tin lan về đến Anh và nghị sĩ quốc hội Thomas Gibson đòi Hạ viện Anh hạch trách các đề đốc hải quân đang tham chiến về những hành động tàn phá tài sản của người dân vô tội.

Ở Nga, kinh tế từ từ bị suy yếu vì buôn bán theo đường biển bị bế tắc, và quân Nga cũng do đó mà giảm sút tinh nhuệ.

Mùa thu năm này, hạm đội Anh do chiến hạm Miranda dẫn đầu kéo từ biển Ban Tích ra biển Trắng và pháo kích hai tỉnh Kola và Solovki. Kola bị tàn phá hoàn toàn. Quân Anh tấn công Arkhangelsk nhưng thất bại.

Năm 1855, hơn 1.000 đại bác của hải quân đồng minh Anh-Pháp bắn hơn 20 nghìn viên pháo vào đồn phòng thủ Sveaborg của Nga gần Helsinki. Nhưng chỉ huy trưởng Nga Viktor Poplonsky đem tàu chiến Rossiya chặn giữ cửa biển, không cho quân Anh-Pháp vào. Trong khi đó quân Anh-Pháp phá mãi không xong, phải huy động thêm lực lượng để tấn công lần nữa nhưng chưa kịp thì chiến tranh chấm dứt.

Sức kháng cự của quân Nga phần lớn do khả năng sử dụng mìn ngầm trên biển tại Kronstadt và Sevastopol. Thủy lôi trong chiến thuật hải quân ngày nay có lẽ bắt đầu từ chiến tranh vùng Krym[23].

Tranh chấp giữa các đế quốc châu Âu cũng diễn ra ở Thái Bình Dương. Hạm đội Anh-Pháp do Đề đốc David Price và Febrier-Despointes chỉ huy bao vây đoàn tàu chiến Nga do Đề đốc Yevfimy Vasilyevich Putyatin chỉ huy tại Petropavlovsk thuộc bán đảo Kamchatka. Tháng 9 năm 1854, sau khi dùng súng từ chiếm hạm bắn nát thành phố, hơn 800 quân lính Anh-Pháp đổ bộ nhưng bị phản kích mãnh liệt và phải rút lui, chịu thiệt hại nặng nề. Đến mùa xuân năm 1855, quân Nga rút lui khi quân đồng mình đem tiếp viện đến tấn công lần nữa.

Trong khi hô hào phong trào thống nhất nước Ý, Camillo Benso nghe lời Victor Emmanuel II gởi quân lính theo ủng hộ Anh-Pháp. Mục đích của Camillo Benso là vuốt ve Pháp để tăng thế lực cho khu vực Piedmont của Ý, và qua đó có thể Piedmont được hội nhập vào nước Ý thống nhất.

Chiến tranh kết thúc

Sau khi nhận được tin về thảm bại tại Sevastopol, Nga hoàng Nikolai I uống thuốc độc tự tử ngày 2 tháng 3 năm 1855, con trai là Aleksandr II lên thay. Sau khi Sevastopol thất thủ, Nga bắt đầu thương lượng hòa bình với phe đồng minh và ký hòa ước tại Paris năm 1856. Quy ước hàng hải giữa Nga và Ottoman định lại ranh giới chủ quyền vùng biển Đen. Nga phải chịu thiệt thòi vì hải quân Nga sẽ không còn khả năng kiểm soát khu biển như trước đó. Ngoài ra, theo hòa ước Paris Đế quốc Ottoman được các cường quốc châu Âu công nhận.

Hóa ước Paris được tôn trọng đến năm 1871 thì Pháp bị Đế quốc Đức đánh bại (Chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871)), hoàng đế Pháp là Napoléon III bị truất phế và chính phủ Đệ tam Cộng hòa Pháp ra đời.

Nga lợi dụng tình thế và dựa theo ủng hộ của thủ tướng Đức Otto von Bismarck tái thiết căn cứ hải quân Nga tại biển Đen, không tuân theo quy ước hàng hải đã ký tại Paris.

Đế quốc Áo không theo Nga khi trước nay lại bị cô lập. Áo thua Phổ trong cuộc phân tranh Áo-Phổ năm 1866 và mất chủ quyền các lãnh thổ nói tiếng Đức. Áo sau đó phải phụ thuộc vào Phổ và trở thành một khu vực hành chính của Đức - tạo rắc rối sau này đưa đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

H.C.T (Tổng hợp)